Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 26-28/2/2024

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Trong Bài Đọc 1 (Xuất Hành 17:8-12) cho Giờ Kinh Sách của Phụng Vụ Giờ Kinh hôm nay, Thứ Tư 28/2/2024, chúng ta đọc thấy sự kiện như thế này:

8 A-ma-lếch đến đánh Ít-ra-en tại Rơ-phi-đim. 

9 Ông Mô-sê bảo ông Giô-suê : “Anh hãy chọn một số người, và ngày mai ra đánh A-ma-lếch. Còn tôi, tôi sẽ đứng trên đỉnh đồi, tay cầm cây gậy của Thiên Chúa.” 

10 Ông Giô-suê làm như ông Mô-sê đã bảo : ông đã giao chiến với A-ma-lếch, còn các ông Mô-sê, A-ha-ron và Khua thì lên đỉnh đồi. 

11 Khi nào ông Mô-sê giơ tay lên, thì dân Ít-ra-en thắng thế ; còn khi ông hạ tay xuống, thì A-ma-lếch thắng thế. 

12 Nhưng ông Mô-sê mỏi tay, nên người ta lấy một hòn đá kê cho ông ngồi, còn ông A-ha-ron và ông Khua thì đỡ tay ông, mỗi người một bên."

Thật vậy, trong các bài đọc trước, cũng về biến cố giải thoát dân Do Thái khỏi đất nô lệ Ai Cập,

Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của dân Do Thái một đàng muốn cứu dân nhưng Ngài lại cứ để cho vua Pharao cứng lòng.

Trong sự kiện dân Do Thái bị quân Amalech tấn công trong sa mạc trên đường họ tiến về Đất Hứa cũng thế,

một đàng thì Ngài để cho dân Do Thái bị nguy hiểm nhưng đồng thời Ngài lại vẫn bảo vệ họ bằng phương tiện con người đó là việc cầu nguyện của trung gian Mose.

Đó là đường lối của Vị Thiên Chúa làm chủ mọi sự, làm chủ lịch sử loài người...

Áp dụng vào tình hình Giáo Hội Hiện Thế hiện nay thì sở dĩ đại cường Nga chưa thể ăn tươi nuốt sống được Ukraine yếu thế hơn về mọi mặt trong vòng 3 hay 7 ngày,

là vì có những Mose âm thầm nào đó trên khắp thế giới đang giang tay cầu nguyện, nên chúng ta thấy trận chiến này lên xuống bất thường,

lúc thì Ukraine giành được ưu thế, lúc thì Ukraine trở nên yếu kém... 

Nếu tất cả mọi sự dữ nói chung và chiến tranh nói riêng được kiểm soát bởi lời cầu nguyện xuất phát từ lòng tin tưởng vào Đấng làm chủ lịch sử loài người,

nơi Người Con Nhập Thể và Vượt Qua của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết đi để tiêu diệt sự chết và tội lỗi và sống lại để phục hồi sự sống cho nhân loại,

thì cùng hiệp thông tin tưởng cầu nguyện cho "thế giới ngày nay cần đến LTXC hơn" (ĐTC GP II) này, chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế 3 ngày qua:

bé tĩnh

GIÁO HỘI

Tiếp kiến chung (28/2): Ghen tị và kiêu ngạo háo danh khiến thù ghét tha nhân

ĐTC Phanxicô: Giám mục được Chúa Kitô chọn chứ không phải được mua ở chợ

ĐTC Phanxicô chia buồn về vụ tấn công nhà thờ Công giáo và đền thờ Hồi giáo ở Burkina Faso

ĐTC Phanxicô bị cảm cúm nhẹ, hủy các cuộc tiếp kiến

Đức Thánh Cha: Giáo dục là một quyền, không ai bị loại trừ

ĐHY Parolin buồn vì chưa có triển vọng đàm phán cho cuộc chiến ở Ucraina

Giáo hội Marseille tổ chức cuộc họp Địa Trung Hải về di cư

Cha sở giáo xứ Công giáo ở Gaza: Đường phố trở thành nghĩa trang

Mafia đe dọa và mưu hại linh mục Công giáo nhưng bất thành

Ít nhất 15 người chết trong vụ tấn công khủng bố trong Thánh lễ tại Burkina Faso

ĐGM Staglianò: Giáo hội và Hội Tam điểm không thể dung hòa

Vatican phát động chiến dịch đánh dấu 5 năm Tông huấn Christus Vivit

ĐHY Parolin: Giả thuyết Âu châu can thiệp quân sự vào Ucraina là “đáng sợ”

Khai mạc khoá học trực tuyến về phụ nữ và Thượng hội đồng

Các Giám mục Ailen: Hiến pháp được đề xuất sửa đổi đe doạ gia đình

Một ngàn thanh thiếu niên Kitô giáo ngắm Đàng Thánh Giá tại Giêrusalem

HIỆN THẾ

Phương Tây nhất loạt bác khả năng đưa quân đến Ukraina theo ý tưởng của tổng thống Pháp

Pháp giải thích về ý tưởng phương Tây điều quân tới Ukraine

Pháp, NATO làm rõ tuyên bố 'không loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraine'

Phương Tây nói sáng kiến 'đưa quân đến Ukraine' của tổng thống Pháp 'rất đáng xem xét'

Nga vẽ ra kịch bản thảm khốc nếu NATO đưa quân tới Ukraine

Các đồng minh họp tại Paris để tái khẳng định sự yểm trợ cho Ukraina

Châu Âu thức tỉnh trước nguy cơ Hoa Kỳ bỏ rơi Ukraina

TT Zelensky : Chiến thắng của Ukraina phụ thuộc vào các đồng minh phương Tây

Bài học đắt giá Mỹ rút ra từ chiến trường Ukraine

Ông Zelensky: 31.000 lính Ukraine đã chết trong chiến sự

Nga mất số binh sĩ ở Avdiivka nhiều hơn cả xung đột 10 năm ở Afghanistan?

Người Nga xin tị nạn Hàn Quốc tăng cao kỷ lục

Dân Palestine tỏ bi quan về việc thay đổi chính phủ

LHQ : Nạn đói ở Gaza « khó tránh khỏi » và « sắp xảy ra » ở miền bắc

Israel, Hamas 'dội nước lạnh' vào hy vọng ngừng bắn ở Gaza

Ông Biden: Israel đồng ý đình chiến ở Gaza trong tháng Ramadan

Trẻ em Gaza tìm thực phẩm giúp gia đình cầm cự

Điều khiển ô tô bằng ánh mắt, không cần chạm tay

Dân Trung Quốc vượt biên vô Mỹ ở San Diego nhiều hơn người Mexico

Ngày 28/2/1975: Cuộc họp Việt-Mỹ căng thẳng nhất trong 20 năm cuộc chiến

Việt Nam chừng mực - Philippines cứng rắn: Hai cách bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam cần đúc kết bài học từ chiến tranh Nga – Ukraine

Giới ngoại giao Mỹ, phương Tây ở VN ủng hộ Ukraine dịp cuộc chiến tròn hai năm 

Cờ VNCH chính thức hiện diện trong hội thảo của CABE hàng năm

Trường Việt ngữ – Những con thuyền chở quê hương đi khắp nơi

Tây nguyên – Miền đất bất yên

Một phụ nữ gốc Việt lãnh án tù vì xâm nhập Quốc Hội ngày 6 Tháng Giêng

Mưu sinh hè phố thêm cơ cực giữa mùa nắng nóng

Sài Gòn nắng nóng gay gắt, miền Tây lo cháy rừng ‘cấp nguy hiểm’


Tiếp kiến chung (28/2): Ghen tị và kiêu ngạo háo danh khiến thù ghét tha nhân

Trong bài giáo lý trong buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư ngày 28/2/2024 Đức Thánh Cha nói về hai thói xấu: ghen tị và kiêu ngạo. Ngài mời gọi nghe lời Tem hánh Phaolô để chữa thói ghen tị: "Hãy thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12,10); và chống lại tính kiêu ngạo háo danh bằng cách khoe sự yếu đuối của mình hơn là khoe thành tích, khi biết rằng ân sủng của Thiên Chúa là đủ, vì quyền năng của Người được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.

Vatican News

Trở lại buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào sáng thứ Tư ngày 28/2/2024 sau một tuần tĩnh tâm, Đức Thánh Cha vẫn còn bị cảm và còn bị mất tiếng. Do đó, Đức Thánh Cha đã nhờ Đức ông Filippo Ciampanelli đọc bài giáo lý của ngài. Trong bài giáo lý tuần này Đức Thánh Cha nói về hai thói xấu: ghen tị và kiêu ngạo háo danh. Đây là hai thói xấu của người muốn được sự chú ý của toàn thế giới, chỉ chú trọng vào mình. Thói ghen tị, khi bị thúc đẩy bởi sự oán giận người khác, có thể dẫn đến sự căm thù sát hại người khác. Để chữa thói xấu này, Đức Thánh Cha mời gọi nghe lời kêu gọi của Thánh Phaolô: “Hãy thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12,10).

Đối với thói xấu kiêu ngạo tìm hư vinh, được đánh dấu bằng lòng tự trọng quá cao, khao khát được khen ngợi liên tục và thường có xu hướng lợi dụng người khác vì mục đích riêng của mình, Đức Thánh Cha mời gọi chống lại thói xấu này bằng cách noi gương Thánh Phaolô về việc khoe sự yếu đuối của mình hơn là khoe thành tích, khi biết rằng ân sủng của Thiên Chúa là đủ, vì quyền năng của Người được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối. Khi chúng ta đón nhận và thậm chí chấp nhận những điểm yếu của mình, thì quyền năng của Chúa Kitô sẽ giải phóng chúng ta để yêu thương người khác một cách quảng đại hơn.

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu trong Mùa Chay này hãy cố gắng không đặt mình vào trung tâm, thay vào đó hãy cố gắng bước sang một bên để nhường chỗ cho người khác, đề cao họ và vui mừng trước những phẩm chất và thành công của họ.

Sau khi Đức Thánh Cha làm Dấu Thánh Giá và chúc bình an cho cộng đoàn, mọi người cùng nghe đoạn thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát (5,24-26):

Những ai thuộc về Đức Ki-tô Giê-su thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê. Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước. Chúng ta đừng có tìm hư danh, đừng khiêu khích nhau, đừng ganh tị nhau.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

 Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta xem xét hai mối tội đầu mà chúng ta tìm thấy trong những danh sách dài mà truyền thống tu đức đã để lại cho chúng ta: thói ghen tị và thói kiêu ngạo háo danh.

Thói ghen tị nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến việc căm ghét người khác

Chúng ta hãy bắt đầu với thói ghen tị. Nếu chúng ta đọc Kinh Thánh (xem St 4), chúng ta thấy nó như một trong những thói xấu lâu đời nhất: Cain tỏ ra căm ghét Abel khi nhận ra rằng các của lễ hy sinh của em trai mình đều đẹp lòng Thiên Chúa. Cain là con trai cả của ông Adam và bà Evà, đã chiếm phần lớn tài sản thừa kế của cha mình; tuy nhiên, chỉ cần em trai Abel thành công trong một việc nhỏ là đủ khiến vẻ mặt Cain trở nên tối xầm. Vẻ mặt của kẻ đố kỵ luôn buồn bã: ánh mắt anh ta cụp xuống, dường như anh ta đang liên tục rà soát mặt đất, nhưng thực tế anh ta không nhìn thấy gì, bởi vì tâm trí bị bao phủ bởi những suy nghĩ đầy ác ý. Sự ghen tị đố kỵ nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến việc căm ghét người khác. Abel sẽ bị giết dưới tay Cain, kẻ không thể chịu nổi trước hạnh phúc của em trai mình.

Ghen tị là một tội ác đã được tìm hiểu không chỉ trong bối cảnh Kitô giáo: nó đã thu hút sự chú ý của các triết gia và học giả thuộc mọi nền văn hóa. Về cơ bản, có một mối quan hệ giữa ghét và yêu: chúng ta muốn điều xấu cho người khác, nhưng trong thâm tâm chúng ta muốn giống họ. Người khác là sự tỏ hiện của những gì chúng ta muốn trở thành và điều mà trong thực tế chúng ta không được như vậy. Sự may mắn của họ dường như là một sự bất công đối với chúng ta: chắc chắn - chúng ta nghĩ - chúng ta xứng đáng nhận được những thành công hoặc vận may tốt đẹp hơn họ nhiều!

Phương thuốc chữa thói ghen tị: “Hãy thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12,10)

Gốc rễ của thói xấu này là một quan niệm sai lầm về Thiên Chúa: chúng ta không chấp nhận rằng Thiên Chúa có “toán học” của riêng mình, khác với của chúng ta. Ví dụ, trong dụ ngôn của Chúa Giêsu về những người thợ được ông chủ gọi vào làm vườn nho vào những thời điểm khác nhau trong ngày, những người đến trước tin rằng họ có quyền được trả lương cao hơn những người đến sau cùng; nhưng ông chủ trả lương cho mọi người như nhau và nói: “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20,15). Chúng ta muốn áp đặt logic ích kỷ của mình cho Thiên Chúa, nhưng logic của Thiên Chúa là tình yêu. Của cải mà Người ban cho chúng ta được tạo ra để chia sẻ. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô khuyên các Kitô hữu: “Hãy thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12,10). Đây là phương thuốc chữa thói ghen tị!

Người kiêu ngạo có cái “tôi” cồng kềnh

Và chúng ta đến với thói xấu thứ hai mà chúng ta đang xem xét hôm nay: thói kiêu ngạo háo danh. Thói xấu này song hành với con quỷ đố kỵ, và hai thói xấu này cùng nhau là điển hình của một người khao khát trở thành trung tâm của thế giới, tự do lợi dụng mọi thứ và mọi người, đối tượng của mọi lời khen ngợi và yêu mến. Thói kiêu ngạo háo danh là lòng tự trọng bị thổi phồng và vô căn cứ. Người háo danh có cái “tôi” cồng kềnh: anh ta không có sự đồng cảm và không nhận ra rằng trên thế giới này còn có những người khác ngoài mình. Các mối quan hệ của anh ta luôn mang tính công cụ, đặc trưng bởi sự lấn áp người khác. Con người của anh ta, những chiến công, những thành công của anh ta phải được mọi người nhìn thấy: anh ta luôn là kẻ ăn xin sự chú ý. Và nếu đôi khi những phẩm chất của anh ta không được thừa nhận thì anh ta sẽ trở nên tức giận dữ dội. Những người khác thật bất công, họ không hiểu, họ không đủ trình độ.

Trong các tác phẩm của mình, Evagrius Ponticus mô tả câu chuyện cay đắng của một tu sĩ bị thương tổn bởi sự háo danh. Chuyện xảy ra là, sau những thành công đầu tiên trong đời sống thiêng liêng, tu sĩ này đã cảm thấy mình như đắc đạo, và sau đó lao vào thế giới để nhận được lời khen ngợi. Nhưng tu sĩ này không hiểu rằng mình chỉ mới bắt đầu cuộc hành trình thiêng liêng của mình, và một sự cám dỗ đang rình rập sẽ sớm khiến vị này sa ngã.

“Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi” (2 Cr 12,9)

Để chữa lành tính háo danh, các bậc thầy tu đức không đề xuất nhiều phương thuốc. Bởi vì về căn bản, tính xấu kiêu ngạo cũng có cách chữa trị của nó: những lời khen ngợi mà kẻ háo danh hy vọng gặt hái được trên thế giới sẽ sớm chống lại anh ta. Và biết bao người, bị ảo tưởng bởi hình ảnh sai lầm của mình, đã sa vào những tội lỗi mà họ sẽ sớm phải xấu hổ!

Lời hướng dẫn hay nhất để vượt thắng thói háo danh có thể được tìm thấy trong chứng từ của Thánh Phaolô. Thánh Tông đồ luôn phải đối mặt với một khuyết điểm mà ngài không bao giờ có thể khắc phục được. Ba lần ngài cầu xin Chúa giải thoát ngài khỏi cực hình đó, nhưng cuối cùng Chúa Giêsu đã trả lời ngài: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối”. Từ ngày đó, Thánh Phaolô được tự do. Và kết luận của ngài cũng nên là của chúng ta: “Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi” (2 Cr 12,9).

25 năm Công ước cấm mìn sát thương

Sau bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhắc đến ngày 1/3 là ngày kỷ niệm 25 năm Công ước cấm mìn sát thương, là thứ “tiếp tục nhắm vào thường dân vô tội, đặc biệt là trẻ em, thậm chí nhiều năm sau khi chiến sự kết thúc”.

Đức Thánh Cha bày tỏ sự cảm thông đối với vô số nạn nhân của những thiết bị lệch lạc này. Ngài nói rằng những vũ khí này nhắc nhở chúng ta về sự tàn khốc khủng khiếp của chiến tranh và cái giá mà dân thường buộc phải gánh chịu.

Đức Thánh Cha cảm ơn tất cả những người đã đóng góp để hỗ trợ các nạn nhân và dọn dẹp những khu vực bị ô nhiễm: “công việc của họ là một câu trả lời cụ thể cho lời kêu gọi phổ quát hãy trở thành những người kiến ​​tạo hòa bình, chăm sóc anh chị em của chúng ta”.

Đừng quên các dân tộc đang sống trong cảnh chiến tranh

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi đừng quên các dân tộc đang sống trong cảnh chiến tranh như Ucraina, Israel và Palestine, và nhiều nơi khác nữa trên thế giới.

Ngài tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân của các cuộc tấn công vào nhà thờ Công giáo và đền thờ Hồi giáo ở Burkina Faso và cầu nguyện cho Haiti, nơi các tội ác và nạn bắt cóc do các băng đảng có vũ khí vẫn tiếp tuc.

Buổi tiếp kiến kết thúc với Kinh Lạy Cha va phép lành Đức Thánh Cha ban cho mọi người.